Liên Kết

Header Ads

SEO là gì? Hướng dẫn cơ bản về SEO dành cho người mới 2021

SEO là một chủ đề nóng. Nhờ có sự cạnh tranh ác liệt giữa các website khiến cho SEO ngày càng trở lên quan trọng trong sự thành công trực tuyến. Nhưng chính xác thì SEO là gì ? Cách tiếp cận nào thì được gợi ý và những nhân tố nào thì nên tránh? Trong những tuần tiếp theo chúng ta sẽ tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu với giới thiệu tổng quan về SEO.



SEO là gì?

SEO là một từ viết tắt cho Search Engine Optimization. Nó mô tả một loạt những kĩ thuật để nâng cao khả năng được nhìn thấy của một website trong những trang kết quả tìm kiếm. Mục đích của việc tối ưu này là để có được thứ hạng càng cao càng tốt cho một truy vấn tìm kiếm nhất định. Việc này nói thì dễ nhưng làm thì khó ....

Những kĩ thuật tối ưu này được chia là 2 loại:

Những kĩ thuật mà những công cụ tìm kiếm gợi ý như là một phần của thiết kế tốt được gọi là "SEO mũ trắng". Những kĩ thuật này được cho là an toàn và cho hiệu quả lâu dài.

Ngược lại, "SEO mũ đen" sử dụng những kỹ thuật mà không được chấp nhận của những công cụ tìm kiếm. Những website này có thể phải hứng chịu những hình phạt ranking" và kịch bản tồi tệ nhất là bị xoá bỏ hoàn toàn trên các công cụ tìm kiếm. Ví dụ, bạn có thể xem danh sách "17  kĩ thuật SEO mũ đen cần tránh" của DesignHammer.

Khi nói về SEO chúng ta thường nhắc tới Google như là công cụ tìm kiếm. Sau tất cả, Google chiếm tới 91% thị trường tìm kiếm, biến nó thành công cụ tìm kiếm quan trọng nhất. Nhưng những kĩ thuật mà chúng ta sẽ bàn tới sau đây sẽ có thể áp dụng cho cả Bing và Yahoo search.

Thuật ngữ trong SEO

Trong những bài tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng những từ khoá liên quan đến SEO. Do đó hiểu được ý nghĩa của chúng sẽ có ích cho những người mới. Dưới đây là những thuật những được chúng tôi sử dụng thường xuyên, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

  • CMS: Content management system, như là Wordpress hay Drupal.
  • CTR: Click-through rate, phần trăm những người dùng click vào 1 link
  • GYM: Google, Yahoo and Microsoft, những công ty sở hữu những công cụ tìm kiếm mạnh nhất.
  • Link juice: Chất lượng link khi được chuyển website hoặc trang.
  • Long tail: những từ khoá cụ thể hơn ví dụ "Navigation bar photoshop tutorial"
  • META tags: đoạn code nằm ở đầu website được dùng cho hiển thị ở trang kết quả tìm kiếm.
  • Organic traffic: Lưu lượng(traffic) đến từ những công cụ tìm kiếm
  • PR: PageRank, một giá trị đánh giá sự nổi tiếng của trang web.
  • SEO: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Những kỹ thuật được dùng để tăng thứ hạng website của bạn.
  • SERP: Search Engine result page. Trang hiển thị các kết quả tìm kiếm liên quan đến từ khoá mà bạn tìm kiếm.
  • Spider: một con bot mà công cụ tìm kiếm dùng để đánh chỉ số các website.
  • Stuffing: Sử dụng một từ khoá quá nhiều lần trong một trang.
  • UGC: User generated content, một cách độc đáo để thêm nội dung vào trang của bạn.

Tại sao SEO lại quan trọng?

Tất cả mục đich của SEO là để nâng thứ hạng của bạn trong trang tìm kiếm. Vậy tại sao thứ hạng này lại quan trọng?

Cuối xuân 2011, SlingShot SEO đã tổng kết một nghiên cưu về CTR của kết quả tìm kiếm. Họ so sánh vị trí của website trong SERP tương ứng với CTR. Dưới đây là kết quả nghiên cứu của họ:

Kết quả khá rõ ràng: Thứ hạng cao hơn = CTR cao hơn. Với những công ty mà kiếm phần lớn tiền của họ trực tuyến như những trang bán hàng, vấn đề này có thể là vấn đề sống còn. Nhờ có SEO mà những công ty này có thể tăng được lượng truy cập Organic cũng như thu nhập đáng kể.

Nhưng SEO tốt không giống như bạn có một kế hoạch tốt. Để bắt đầu với những nỗ lực SEO, tốt nhất là học cách mà những công cụ tìm kiếm hoạt động. Thông tin này có thể cho chúng ta một vài ý tưởng về những cách nào thì giúp ích và cách nào thì vô dụng :D

Các công cụ tìm kiếm làm việc như thế nào

Internet là một thế giới rộng lớn, ở đó (hiện tại - 2012) có khoảng 50 tỉ trang web được index và không có những công cụ tìm kiếm chúng ta khó có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin hữu ích trong thế giới đó. Nó giống như là mò kim đáy bể vậy.

Công cụ tìm kiếm mang lại trật tự cho thế giới hỗn loạn này. Bằng cách xây dựng một chỉ số, chúng có thể chỉ cho bạn kết quả liên quan nhất tới từ khoá mà bạn tìm kiếm. Nhưng những chỉ số này cũng thay đổi thường xuyên. Những website mới được thêm vào hàng ngày, những trang web được làm lại, những thông tin mới được bổ sung. Bởi vì internet là một thực thể động, công cụ tìm kiếm cần những chỉ sổ được cập nhật thường xuyên.

Đó là lúc mà những con bọ được sử dụng. Những con robot tự động này dò những trang web để lấy thông tin; chúng đánh chỉ số cho từng đường link, hình ảnh, video và files.

Dưới đây là cách mà một công cụ tìm kiếm sử dụng những con bọ (crawlers) để tạo ra những trang kết quả:

  1. Discovery(khám phá): Con bọ (crawler) tìm tới trang web của bạn, có thể link từ những trang khác hoặc thông qua "Add the URL page". Hiện tại, google chỉ theo "href" và "src" link.
  2. Indexing(đánh chỉ số):  trang web được xử lý và đánh số. Ghi chú là không phải tất cả các loại nội dung đề được đánh chỉ số ( ví dụ nhưng những loại "rich media" hay những "dynamic pages" thì không)
  3. Result(kết quả):  khi bạn nhập vào một câu tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sẽ phân tích chỉ số của chúng và chỉ ra cho bạn những trang web liên quan nhất.

Để có thể chỉ ra cho bạn những kết quả liên quan nhất từ những chỉ số của chúng, công cụ tìm kiếm cần sử dụng hệ thống xếp hạng (ranking system) Có một vài nhân tố cần cân nhắc và hiểu để có thể SEO thành công.

Những nhân tố xếp hạng của công cụ tìm kiếm

Sự liên quan được xác định bởi trên 200 nhân tố. Do đó chúng ta không thể bàn tới tất cả chúng ở đây, một phần vì chúng tốn quá nhiều thời gian và mặt khác thì chúng ta không biết hết tất cả chúng. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng có một vài thành phần thì quan trọng hơn:

Links

Khi nói về link, chúng ta nói về PageRank, thuật toán phân tích link được sử dụng bởi Google. Nó được tạo ra bởi Larry Page(do đó nó tên là PageRank) và Sergei Brin, những người sáng lập Google.

Thuật toán này lấy số lượng link để đánh giá - mọi link(dường dẫn) tới một website được cho là một phiếu cho website đó. Càng nhiều link dẫn tới web của bạn, bạn càng được đánh giá cao hơn.

Một điều bạn nên nhớ kĩ là nó không phải là một hệ thống "dân chủ". Không phải mọi link đều có trọng lượng như nhau. Những link đến từ những trang được kiểm chứng sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn link đến từ những trang không phổ biến.

Keywords

Mật độ từ khoá(keyword) trong trang web của bạn cũng rất quan trọng. Google kiểm tra xem một từ khoá được tìm thấy trong trang của bạn bao nhiêu lần. Nếu nó xuất hiện trong tên website, đường dẫn, tiêu đề, header tags, nội dung,.. trang web sẽ được đánh giá là liên quan hơn.

Site Age

Gừng càng già càng cay. Google đánh giá những website già hơn thì có độ quan trọng lớn hơn những website mới.

Freshness

Cập nhật website của bạn thường xuyên cũng là một ý tưởng tốt Thêm những trang mới hoặc cập nhật những trang cũ. Những trang mới là dấu hiệu của một website vẫn sống.

Những nhân tố khác

Như đã đề cập từ trước: chúng ta không thể nói về tất cả những nhân tốt xếp loại. Có những nhân tố khác như là tốc độ load, xếp hạng tác giả, cấu trúc trang web... nhưng ở trên là những nhân tố quan trọng nhất.

Nếu bạn muốn biết thêm về những nhân tốt xếp hạng tìm kiếm, tôi gợi ý bạn nên xem bài Search Engine Ranking trên SEOmoz.

Cập nhật thuật toán

Những từ Google Panda và Google Penguin có ý nghĩa gì tới bạn?

Sau nhiều năm, có một số thuật toán tìm kiếm đã được cập nhật Những cập nhật này có nghĩa là nó làm tăng chất lượng của kết quả tìm kiếm. Có 2 cập nhật gần đây với một ảnh hưởng lớn là Panda và Penguin. Bản cập nhật Panda có ảnh hưởng từ tháng 2 năm 2011. Nó ảnh hưởng tới 12% các kết quả tìm kiếm. Bản cập nhật Penguin được thông báo vào tháng 4 năm 2012 và ảnh hưởng tới 3.1% kết quả tìm kiếm.

Nó có nghĩa là một lượng giảm lưu lượng đột ngột(một cách không bình thường,) có thể nguyên nhân từ thuật toán xếp hạng thay đổi. Kiểm tra ngày trong chương trình phân tích của bạn và so sánh đối chiếu chúng với những ngày thuật toán cập nhật. Tìm hiểu xem cái gì có thể là nguyên nhân của vấn đề và thay đổi website của bạn để thích nghi với nó.

Với những cập nhật này, negative SEO thấy được ánh sáng của ngày mới. Negative SEO xảy ra khi mà một website là mục tiêu của một lượng lớn những link chất lượng thấp. Nếu lượng link chất lượng thấp này đủ lớn, Google sẽ có thể phạt website. Để có thêm thông tin về negative SEO, hãy xem infographic này trên TastyPlacement(Google gần đây đã cung cấp 1 công cụ để đến những thực tế này, chi tiết hơn chắc để sau)

Còn về SEO trên di động thì sao?

Mobile SEO(SEO trên các thiết bị di động) đang ngày càng tăng tầm quan trọng khi thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng tăng đáng kể. Bạn có biết là năm 2011 số lượng điện thoai thông minh bán ra đã nhiều hơn máy tính cá nhân ( 488 triệu so với 415 triệu)? Tối ưu hoá trang web của bạn cho thiết bị di động là một yêu cầu tất yếu.

Trong vòng 1 hoặc 2 năm, chúng ta đã nhìn thấy rất nhiều tên miền phụ cho mobile, ví dụ như m.company.com. Những subdomain này chứa website được thiết kế đặc biết cho những thiết bị di động. Như một hệ quả tất yếu nó tách hoàn toàn ra khỏi trang web chính(và thường ít thông tin hơn )

Nhưng giờ đây với responsive design. Một thiết kế có thể tự thích nghi với những màn kích thước màn hình tương ứng bằng cách sử dụng CSS3 Nó có nghĩa là chỉ cần phát triển một website thay vì hai.

Responsive design được gợi ý sử dụng bởi Google(!), bởi vì chúng có những lợi ích sau:

  • Một url có thể dễ dàng hơn cho người dùng để tương tác.
  • Một url có thể giúp thuật toán của Google đánh chỉ sổ cho nội dung tốt hơn.
  • Giảm thời gian tải trang do không cần phải chuyển link.
  • Một trang responsive có thể được dò bởi bất kì Googlebot, tăng hiệu quả của việc dò tìm.

Có một thứ bạn nên nhớ là tìm kiếm trên thiết bị di động thường ngắn hơn. Nếu bạn dự định tập trung vào thiết bị di dộng thì việc tối ưu nên gắn với những truy vấn ngắn hơn.

Tiếp theo?

Giờ bạn đã có một chút kiến thức cơ bản về SEO - Search Engine Optimization, chúng ta có thể xem qua những gì chúng ta sẽ bàn tới trong những tuần tiếp theo. Những bài tiếp theo có thể chia thành 3 chủ đề:

  • Site-wide SEO: những kĩ thuật SEO có ảnh hưởng lên toàn bộ website.
  • On-page SEO: những kĩ thuật SEO được sử dụng trên từng trang 1
  • Off-site SEO: những kĩ thuật nằm ngoài trang web của chúng ta.